Các chính sách cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan

Trong nhiều năm qua, khu vực Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) được xem là thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thị trường này tiếp nhận khoảng 90% số lao động ra nước ngoài làm việc và giữ liên tục trong nhiều năm liền. Trong đó, thị trường Đài Loan được xem là “dễ tính” nhất trong 3 thị trường khu vực Đông Bắc Á. Các công việc như công nhân nhà máy, hộ lý, thu hoạch nông sản, giúp việc nhà… là những công việc mà Đài Loan cần nhiều lao động đến từ Việt Nam.

Thời gian gần đây, chính quyền Đài Loan đã những thay đổi về chính sách đối với lao động nước ngoài, như tăng lương, tăng phúc lợi, tăng hỗ trợ để bảo vệ người lao động nhằm mục đích thúc đẩy người lao động gắn bó làm việc lâu dài. Cụ thể, từ ngày 10/8, Đài Loan đã tăng mức lương cơ bản của người lao động làm việc tại gia đình (khán hộ công và giúp việc gia đình) từ 17.000 Đài tệ (hơn 13 triệu đồng) lên 20.000 Đài tệ/tháng (hơn 15 triệu đồng). Mức lương này được áp dụng đối với các trường hợp người lao động được tuyển dụng mới hoặc chuyển chủ. Đối với lao động gia đình đã làm việc đủ 3 năm và đủ 6 năm cho cùng một chủ sử dụng, đề nghị chủ sử dụng xem xét chi trả mức lương cơ bản tương ứng 21.000 Đài tệ (hơn 16 triệu đồng) và 22.000 Đài tệ/tháng (hơn 17 triệu đồng) khi hai bên ký gia hạn hợp đồng.

Ngoài ra, Đài Loan cũng nới lỏng các điều kiện kiểm dịch khi nhập cảnh, người lao động sẽ không phải xét nghiệm PCR với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi xuất cảnh. Tuy nhiên, vẫn duy trì xét nghiệm Covid-19 đối với lao động khi nhập cảnh và quy định 3 ngày cách ly, 4 ngày tự theo dõi sức khỏe. Đối với những trường hợp đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở trong nước, lao động phải đợi 7 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm mới được phép xuất cảnh.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Đài Loan cũng công bố cơ sở đánh giá tạm dừng cung ứng lao động đối doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động. Theo đó, trong thời gian 1 tháng, nếu doanh nghiệp dịch vụ có tỷ lệ lao động khi nhập cảnh mắc Covid-19 từ 2 người và tỷ lệ 20% trở lên, sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan thông báo, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam sẽ tạm dừng cấp visa 1 tháng đối với doanh nghiệp đó. Sau khi được thụ lý hồ sơ trở lại, lượng lao động nhập cảnh trong vòng 1 tháng của doanh nghiệp không được vượt quá số lao động nhập cảnh của 1 tháng trước khi bị tạm dừng. Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam sẽ kiểm soát số lượng lao động thông qua quản lý số lượng visa đươc cấp cho người lao động của doanh nghiệp.
Nhờ các chính sách tiếp nhận lao động ngày càng “cởi mở” của chính quyền Đài Loan và sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hỗ trợ người lao động về vốn vay, các thủ tục pháp lý… và sự cố gắng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong 9 tháng năm 2022, nước ta đã có 44.584 lao động đi làm ở Đài Loan trong tổng số 103.026 lao động đi làm việc ở nước ngoài./.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay